0 đ đến 1.500.000 đ

Chúng tôi đã tìm thấy 0 các kết quả. Xem Kết quả

Sau sân bay Cam Ranh, du lịch miền Trung sẽ hưởng lợi nhờ sân bay Phan Thiết

Khi tiến độ xây dựng sân bay và cao tốc đang được đẩy nhanh, thị trường bất động sản Phan Thiết được kỳ vọng sẽ bứt tốc mạnh mẽ như Nha Trang đã từng trong thập kỷ trước.

Sau sân bay Cam Ranh, du lịch miền Trung sẽ hưởng lợi nhờ sân bay Phan Thiết - ảnh 1

Kỳ vọng từ sự phát triển của Nha Trang

Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết về đích cuối năm 2022, dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành đạt chuẩn cảng hàng không quốc tế cấp 4F, sân bay Phan Thiết quy hoạch là cảng hàng không quốc nội cấp 4E là “hạ tầng quyền lực” hút nhà đầu tư và du khách đến thành phố biển này trong thời gian tới.

Sau sân bay Cam Ranh, du lịch miền Trung sẽ hưởng lợi nhờ sân bay Phan Thiết - ảnh 2
Dự án sân bay Long Thành sẽ có 4 đường băng cất cánh hiện đại nhất có thể đón các loại máy bay 2 tầng khổng lồ; 4 nhà ga hiện đại có thể đón 100 triệu khách/năm (giai đoạn 1 là 25 triệu khách/năm dự kiến hoàn thành ngày 2.9.2025)

Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ thi công của Sân bay quốc tế Long Thành với công suất hoạt động 25 triệu khách/năm trong giai đoạn 1, TP.Phan Thiết sẽ “thay da đổi thịt” khi đón nhận thêm nhiều du khách quốc tế từ đường hàng không, thay vì tuyến đường bộ phổ biến hiện nay. Tình huống này có thể nhìn lại bài học điển hình của TP.Nha Trang trong hơn thập kỷ trước. Trong giai đoạn 2010, Nha Trang chủ động di dời sân bay ra khỏi thành phố, đặt tại TP.Cam Ranh cách khoảng 40km. Kết quả số lượt du khách tham quan toàn tỉnh Khánh Hòa từ 7,2 triệu vào năm 2010 thì đến năm 2019 (thời điểm trước dịch Covid-19) tăng hơn 4,7 lần.

Cam Ranh sau đó đã “lột xác”, không chỉ được “nâng cấp” từ thị xã lên thành phố, mở rộng quy mô đô thị và thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Dễ thấy nhất trong số đó là hàng loạt các dự án bất động sản nghỉ dưỡng lớn ven biển, kéo dài từ sân bay quốc tế cho đến trung tâm TP.Nha Trang. Theo Niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa, chỉ tiêu vốn sản xuất kinh doanh bình quân hằng năm của các doanh nghiệp tại TP.Cam Ranh tăng gấp gần 3 lần trong giai đoạn 2015-2019, trong khi con số này của Nha Trang là gần 2,3 lần. Đáng chú ý hơn, tỷ trọng vốn kinh doanh của Cam Ranh so với toàn tỉnh đã tăng từ mức 5,2% lên hơn 7,2%, cho thấy tầm quan trọng của thành phố có sân bay này trong chiến lược tăng trưởng song song hai thành phố du lịch.

Còn tính riêng lượt khách lưu trú nước ngoài chỉ hơn 385.000 vào năm 2010, đã tăng lên hơn 2 triệu vào năm 2017 và đỉnh điểm là hơn 3,5 triệu lượt vào năm 2019, theo niên giám thống kê của tỉnh Khánh Hòa.

Còn với Phan Thiết, thống kê cho thấy số lượt khách quốc tế phục vụ năm 2014 là gần 412.000 lượt thì năm 2019 là hơn 774.000 lượt, vẫn còn khoảng trống rất rộng để đón du khách quốc tế khi sân bay, cũng như hạ tầng đường bộ kết nối với khu vực phía Nam hoàn thành.

Sau sân bay Cam Ranh, du lịch miền Trung sẽ hưởng lợi nhờ sân bay Phan Thiết - ảnh 3
Cao tốc Dầu giây – Phan Thiết hoàn thành tháng 12.2022 sẽ rút ngắn quãng đường từ TP.HCM đi Phan Thiết còn 1 giờ 40 phút

Theo khảo sát về du lịch Phan Thiết với nhóm du khách ngoài, có 35,5% đánh giá phương tiện di chuyển là tiêu chí quan trọng trong việc lựa chọn điểm đến, xếp sau trong mức độ hấp dẫn, điểm đến an toàn và giá trị đồng tiền.

Trên thực tế, Phan Thiết cũng có những điểm tương đồng với Nha Trang, sở hữu những lợi thế riêng về du lịch biển, kèm theo đó là chiến lược nhất quán về việc phát triển kinh tế du lịch, hạ tầng hỗ trợ và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.

Về mặt hạ tầng, Phan Thiết cũng đang tập trung vào chiến lược phát triển hạ tầng để nâng công suất đón du khách, bao gồm cả du khách quốc tế và nội địa. Bên cạnh sân bay Phan Thiết còn có sân bay quốc tế Long Thành (dự kiến hoàn thiện năm 2025) và các tuyến đường liên kết nội khu Bình Thuận và liên vùng. Chẳng hạn như tuyến đường nối cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, tuyến Phan Thiết – Vĩnh Hảo, hay các mạch đường ven biển đan xen,… đang được đầu tư triển khai. Hình thái tứ giác du lịch giữa Nha Trang – Phan Thiết – Đà Lạt – TP.HCM đang dần hình thành rõ hơn.

Về mặt chiến lược du lịch, Bình Thuận từ trước đến nay sở hữu lợi thế về kinh tế biển với đường bờ biển dài 192 km, cùng khí hậu thuận lợi với hơn 300 ngày nắng trong năm. Tỉnh Bình Thuận chủ trương phát triển đa dạng loại hình du lịch nghỉ dưỡng độc đáo, đặc biệt quy hoạch trở thành điểm đến MICE (du lịch – hội nghị) hàng đầu khu vực Đông Nam Á, giúp mang đến nguồn du khách quốc tế ổn định, bên cạnh nguồn khách du lịch nội địa đang bùng nổ.

Bài viết khác

Ngã 6 Buôn Ma Thuột, gương mặt thương hiệu của thành phố

Ngã 6 Buôn Ma Thuột, gương mặt thương hiệu của thành phố

Ngã 6 Buôn Ma Thuột, gương mặt thương hiệu của thành phố vùng cao Ngã 6 Buôn Ma Thuột không chỉ là nút giao giữa các cung đường chính tại "thủ phủ cà phê" mà nơi đây còn sở hữu tượng đài Chiến thắng mang lối kiến trúc và vẻ...

Bí quyến đầu tư BĐS thành công giai đoạn cuối năm 2022

Bí quyến đầu tư BĐS thành công giai đoạn cuối năm 2022

 "Mua vàng thì lỗ, chứng khoáng thì mất, mua đất thì lời" Bất động sản có giá trị lớn, mỗi quyết định đầu tư đều có thể mang lại về lợi nhuận vài chục đến vài tỉ đồng Nếu không nắm rõ thông tin về thị trường đầu tư, bạn...

Đất Vườn Là Gì? Đất Thổ Vườn Là gì?

Đất Vườn Là Gì? Đất Thổ Vườn Là gì?

Nhiều người hiện nay có xu hướng chọn mua đất vườn làm nhà thay vì mua đất thổ cư, chung cư… Điều này khiến thị trường bất động sản đất nông nghiệp trở nên “HOT” hơn bao giờ hết. Vậy thực tế, đất vườn là gì? Liệu có được phép xây nhà, cấp sổ...

So sánh các bảng liệt kê