Toàn quốc
Chiều 6/6, FLC Samson Beach & Golf Resort đón đoàn khách đặc biệt. Những cái tên nổi bật từ CLB Doanh nhân Sao Đỏ, Hội doanh nhân Trẻ Việt Nam, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cùng hơn 100 khách mời tề tựu để tham gia một trong những sự kiện đầu tiên về thị trường sau khi dịch Covid-19 lắng xuống. Trong đó có ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng giám đốc Eurowindow kiêm Chủ tịch CLB Sao Đỏ - ông Nguyễn Cảnh Hồng, ông Đặng Hồng Anh - Phó Chủ tịch Tập đoàn TTC, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn Hải - Chủ tịch Tập đoàn Alphanam và Chủ tịch Tập đoàn FLC - ông Trịnh Văn Quyết.
Ông Lê Thế Quân - Tổng Giám Đốc Sàn Giao Dịch BĐS Thiên Tâm Đăk Lăk (Trái)
Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch tập đoàn FLC (Phải)
Đây là cơ hội để các doanh nhân, chuyên gia nhìn lại bức tranh thị trường trong 10 năm qua. Những bài học đó sẽ giúp gì trong việc hoạch định tương lai và doanh nghiệp cần làm gì để tận dụng cơ hội phục hồi? Xu hướng, giải pháp nào thúc đẩy địa ốc phát triển?...
Những chủ đề này sẽ được phân tích, bàn luận cụ thể tại tọa đàm mang tên "Thăng trầm bất động sản 2010-2020 và những xu hướng sắp tới" do Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, CLB Doanh nhân Sao Đỏ phối hợp tổ chức.
Các ý kiến thảo luận, kiến nghị sẽ được ban tổ chức tổng hợp, gửi lên Chính phủ nhằm đề xuất các biện pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp. Hội thảo gồm 2 phiên, trong đó phiên 1 với chủ đề "Bất động sản Việt Nam - một thập kỷ thăng trầm" sẽ nhìn lại các dấu mốc, chính sách thúc đẩy bất động sản Việt Nam. Tại phiên hai, các diễn giả phân tích bức tranh toàn cảnh thị trường hiện nay. Đồng thời đưa ra khuyến nghị cơ hội đầu tư, thảo luận những vướng mắc về cơ chế chính sách; đề xuất giải pháp đến cơ quan quản lý giúp thúc đẩy thị trường hậu khủng hoảng.
Phát biểu khai mạc buổi toạ đàm, ông Đặng Hồng Anh - Phó Chủ tịch Tập đoàn TTC, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đánh giá Covid-19 tác động sâu rộng đến kinh tế - xã hội Việt Nam và bất động sản cũng không nằm ngoài làn sóng này. Việc dịch bệnh bước đầu được kiểm soát là tiền đề tốt cho phục hồi kinh tế, song cũng là bất lợi khi các doanh nghiệp phần nào bị "tổn thương". Một số phân khúc trong Covid-19 vẫn giữ tốc độ tăng trưởng tốt, sức bán nhanh.
Ông Đặng Hồng Anh - Chủ tịch hội Doanh Nhân Trẻ Việt Nam
Theo Bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch Deloitte Việt Nam: "Có thể thấy rằng, khung pháp lý đang được hoàn thiện nhưng vẫn đi sau hơi thở, dòng chảy, xu thế của thị trường bất động sản".
Về cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản đón đầu xu thế mới, ở góc nhìn nhà tư vấn, theo bà Thanh, hệ thống lập pháp hiện tại ở mức cơ bản tốt nhưng cần nhiều thay đổi kịp thời.
"Xu thế bất động sản còn tuỳ thuộc vào sức mạnh tài chính, kênh phát hành trái phiếu, quỹ đầu tư... Đó là câu chuyện khó khăn nhưng thú vị cho các nhà đầu tư bất động sản", bà Thanh nói tiếp.
Bà Hà Thu Thanh - Chủ tịch Deloitte Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định: "10 năm trước, Việt Nam thừa nhà ở, nhiều người cho rằng bất động sản là dịch vụ chứ không phải kinh doanh nên thả trôi cho tự sinh tự diệt. Nhưng hiện nay, xu thế đó đã đảo ngược, thị trường luôn trong tình trạng không đủ để bán",
Ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt nam
Trong 10 năm qua, mỗi năm Việt Nam phát triển 60 triệu m2 nhà, tăng 6,5 m2 trên đầu người trong một năm. Thị trường nghỉ dưỡng cũng thay da đổi thịt với hàng trăm dự án trải dài khắp các trung tâm du lịch. Tính mỗi sản phẩm có giá khoảng 2 tỷ đồng, thị trường này đã trị giá khoảng 250.000 tỷ. Những vùng kém phát triển trước đây cũng trỗi dậy mạnh mẽ nhờ bất động sản nghỉ dưỡng.
Do đó, khi nền kinh tế gặp khó khăn nói chung, ông Hà tin rằng vực dậy bất động sản sẽ là tiền đề cho hàng loạt những ngành kinh tế khác. Hiện tổng thu liên quan đến bất động sản chiếm khoảng 10% GDP đủ cho thấy sức ảnh hưởng lớn lao của lĩnh vực này đến nền kinh tế.
Theo ông Trịnh Văn Quyết nhận định: "Từ năm 2014 đến nay, bất động sản phát triển chưa bao giờ rực rỡ đến vậy",
Theo Ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch Tân Hoàng Minh nhấn mạnh nếu không vướng mắc pháp lý thì tiến độ xây dựng tiến độ dự án sẽ nhanh hơn rất nhiều. "Tôi muốn thủ tục hành chính ngắn gọn lại trong vòng một năm thôi. Chính sách của chính phủ phải cập nhật với thị trường từng năm để có thể điều chỉnh kịp thời. Nếu nhu cầu thay đổi thì chính phủ cũng phải linh hoạt thay đổi". Quy luật cung cầu của thị trường phải áp dụng triệt để trong lĩnh vực bất động sản.
Chính sách về tín dụng của Ngân hàng Nhà nước phải nhất quán, không được thay đổi giữa chừng. Lãi suất, kỳ hạn phải không được thay đổi, không được xiết.
Vị đại diện FLC nhận định bất động sản không lý do gì mà trầm lắng và không lạc quan. Theo ông, bây giờ là thời điểm vàng để những người từ tích lũy ít đến đầu tư lớn mua bất động sản. Giờ phải chấp nhận rủi ro, nhưng phải lạc quan để tránh việc khi xuống tiền mua là quá muộn.
Ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch tập đoàn FLC
Phản hồi về xu hướng bất động sản công nghiệp mà các diễn giả đang bàn luận, ông nhận định: "Nhiều người nói bất động sản công nghiệp là xu thế chuyển dịch của các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Nhưng nhà nhà đua nhau làm bất động sản công nghiệp là rất nguy hiểm. Bất động sản công nghiệp là phải có nhà ở cho công nhân, là một quần thể, khu công nghiệp. Tôi không lạc quan quá vào bất động sản công nghiệp", ông nói tiếp.
Tọa đàm trên kênh VTV1
KIẾN TẠO GIÁ TRỊ - KHÁT VỌNG VƯƠN XA
Chia sẻ bài viết:
CÔNG TY CP ĐT & PT THIÊN TÂM ĐĂK LĂK
Copyright 2019 CÔNG TY CP ĐT & PT THIÊN TÂM ĐĂK LĂK, Thiết kế bởi HPSOFT